top of page

Các Vấn Đề Khác:

 

A. Quy Định Cho Tân Sinh Viên

 

Tất cả các Cơ-đốc nhân được tái sanh và trưởng thành, không phân biệt hệ phái, tuổi tác, và giới tính, không cần thư giới thiệu của các mục sư. Mỗi sinh viên phải điền đơn ghi danh học tại: https://www.thevbi.net/ghi-danh-h-c, đóng lệ phí ghi danh $50.00, nộp một ảnh chân dung mới nhất, bằng tốt nghiệp lớp 12 (nếu không có phải giải thích lý do), gửi các bảng điểm cần chuyển điểm (nếu có). 

 

B. Quy Định về Việc Ghi Danh Lớp Học Mới

 

Xem các môn học trong giáo trình của phân khoa mà sinh viên đang theo học, để lấy các lớp bắt buộc và tự chọn phù hợp với giáo trình của sinh viên. Hai tuần trước khi các khóa học khai giảng, sinh viên phải vào phần: Nơi Ghi Danh Lớp Học để ghi danh các lớp học mới tại đó. Nếu sinh viên mới, không biết phải lấy lớp nào trước thì liên lạc với phòng Giám Học (email: truongkinhthanhchovn@gmail.com). Trong mỗi khóa học, sinh viên chỉ được lấy tối đa là hai (2) lớp. Trường hợp đặc biệt, muốn ghi danh ba (3) lớp, sinh viên phải liên lạc với phòng Giám Học xin phép trước.

 

C. Quy Định về Việc Bỏ Lớp

 

Các sinh viên nên bỏ lớp trước ngày các lớp học được khai giảng. Tuy nhiên, sinh viên cũng có thể bỏ lớp ngay trong tuần học đầu tiên. Nhưng nếu sinh viên bỏ lớp trong tuần học thứ hai thì sẽ bị điểm F cho môn học đó. Nếu sinh viên bị ba lần điểm F vì việc bỏ lớp thì sinh viên sẽ không được ghi danh các lớp học mới trong vòng 1 năm. Muốn bỏ lớp, sinh viên chỉ cần email cho Giáo sư chủ nhiệm lớp và Giám Học qua email.

 

D. Quy Định về Điều Kiện Tốt Nghiệp

 

Để được tốt nghiệp, sinh viên phải hoàn tất các môn học trong giáo trình của phân khoa mà học viên đang theo học. Tất cả các môn học đó phải đạt được từ điểm C- trở lên. Đồng thời, sinh viên phải tham dự đầy đủ các kỳ Hội Thảo của CBTS tổ chức tại Hoa Kỳ hay Việt Nam. Sinh viên phải email cho phòng Giám học 2 tháng trước ngày tổ chức Hội Thảo và lễ tốt nghiệp của năm đó. Tất nhiên, sinh viên phải đóng lệ phí tốt nghiệp trước ngày lễ tốt nghiệp.

 

E. Quy Định về Sự Tương Tác Trong Lớp Học

 

CBTS luôn tôn trọng sự tự do ngôn luận, tôn trọng các quan điểm khác biệt, và khuyến khích sự tư duy độc lập. Tuy nhiên, sinh viên phải thể hiện sự khiêm nhường và sự tôn trọng người khác trong khi tương tác. Đặc biệt, đối với các giáo sư thì sinh viên phải biết thể hiện sự “tôn sư trọng đạo”, đối với bạn đồng môn thì thể hiện sự hòa nhã làm gương cho lẫn nhau. Tất nhiên, sự tương tác của Giáo sư đối với sinh viên phải chuẩn mực, thuộc linh, mang tính xây dựng và làm gương. Tuyệt đối nghiêm cấm các thái độ kiêu ngạo, khiêu khích, mạ lỵ, hăm dọa, tấn công cá nhân, và mang "lớp học" lên các mạng xã hội để công kích. Nếu sinh viên nào vi phạm sẽ bị cảnh cáo, và nếu tái phạm sẽ bị đuổi khỏi lớp học, hay nặng hơn sẽ bị đuổi học. Đối với các giáo sư, nếu ai vi phạm ngay trong lần đầu sẽ bị mất tư cách giáo sư trong một năm hay vĩnh viễn, tùy theo mức độ và thái độ của người vi phạm.

 

F. Quy Định về Việc Đạo Văn

 

Nếu học viên vi phạm lần thứ nhất thì sẽ bị giáo sư cảnh cáo, và bài tập đó sẽ bị điểm F. Nếu sinh viên đó tái phạm lần thứ hai sẽ phải viết một thư cam kết không tái phạm gửi cho giáo sư đứng lớp và Giám học; đồng thời môn học đó của sinh viên vi phạm sẽ bị điểm F. Nếu sinh viên đó tái phạm lần thứ ba thì lập tức bị đuổi học, và toàn bộ học bạ của sinh viên đó sẽ bị xóa bỏ.

 

Nếu một sinh viên đang là giáo sư/phụ giáo của CBTS mà vi phạm đạo văn thì ngay lần vi phạm đầu tiên sẽ bị lấy tên ra khỏi lớp học đó, và không được tham gia giảng dạy tại CBTS trong vòng 1 năm. Sau một năm, nếu sinh viên (giáo sư) đó muốn tái phục vị trí giáo sư của CBTS thì phải viết một thư cam kết không tái phạm gửi cho Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị, và HĐQT sẽ đưa ra quyết định.  

 

G. Quy Định về Việc Thảo Luận Chính Trị

 

Sinh viên có quyền thảo luận những vấn đề liên quan đến chính trị và xã hội, khi đề tài đó được giáo sư chủ nhiệm lớp đưa ra hoặc cho phép. Tuy nhiên, những đề tài đó phải có liên hệ đến môn học hoặc tuần học đó. CBTS không khuyến dục một ai phải có quan điểm chính trị thế nào, nhưng nghiêm cấm thái độ chính trị thân Cộng sản và có chủ ý tuyên truyền cho Cộng sản. Sinh viên hay giáo sư nào vi phạm sẽ phải rời khỏi CBTS ngay lập tức. Lý do, CBTS là một trường tại một đất nước tự do Hoa Kỳ, không bị chi phối bởi bất cứ thế lực chính trị nào. Ngoài ra, chủ nghĩa Cộng sản đã đem lại nhiều thiệt hại cho công việc Chúa trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.

 

H. Quy Định về Việc Cổ Động Tài Chánh

 

CBTS là môi trường để giảng dạy và học tập lời Chúa, rèn luyện đạo đức và kỹ năng để trở nên người hầu việc Chúa. Vì thế, CBTS không hoan nghênh bất cứ sinh viên nào đến với CBTS ngoài mục đích và động cơ như trên. Cho nên, bất cứ giáo sư hay sinh viên nào cũng không được trực tiếp hay gián tiếp bày tỏ nhu cầu, nêu nan đề cầu nguyện với ngụ ý kêu gọi giúp đỡ tài chánh cho cá nhân, hay Hội Thánh. Nếu là trường hợp đặc biệt, giáo sư hay sinh viên có thể bày tỏ vấn đề với Giám học. Các giáo sư và sinh viên cũng không nên tự ý giúp đỡ tài chánh cho bất cứ giáo sư hay sinh viên nào tại CBTS, để tránh gây ra những hiện tượng tiêu cực như: thái độ nhờ cậy con người và sự lợi dụng lòng tốt của người khác. Nếu ai vi phạm nội quy này và bị phát hiện, nếu là lần đầu thì sinh viên bị đuổi học, còn giáo sư bị ngưng chức trong một năm.

I. Quy Định về Việc Sử Dụng Font và Size Chữ

Trong các lớp học, các giáo sư sẽ có các quy định về việc sử dụng font và size chữ cho sinh viên trong các syllabus của mỗi lớp học. Tuy nhiên, Khi sinh viên viết bài, thảo luận, hay tương tác ngay bên trong mạng của CBTS thì tất cả sinh viên phải tuân thủ theo quy định chung như sau: Sinh viên phải dùng duy nhất một font chữ mà Viện đã mặc định, size chữ là 12 pt, và dùng duy nhất một màu chữ là màu đen (black). Các màu chữ khác là thuộc quyền sử dụng của các giáo sư. Đặc biệt, các sinh viên không bao giờ được dùng màu chữ đỏ trong bất cứ hình thức nào. Riêng màu xanh (teal) là quyền sử dụng của riêng Mục sư Giám học (không ai được dùng).

J. Quy Định về Các Nguồn Tư Liệu Sử Dụng Trong Các Bài Khóa Luận/Luận Văn/Luận Án Tốt Nghiệp

Cách sách và báo/tạp chí tham khảo phải được xuất bản bởi một nhà xuất bản hợp pháp (không phải những sách sao chép hoặc sách điện tử không nguồn gốc), và không được cũ quá 10 năm. Nên dùng các website có tính đáng tin cậy như .edu, .gov, .com; không được dùng wikipedia, các bloggers, hay các trang cá nhân trên mạng xã hội.

K. Quy Định về Việc Cộng Tác với Các Trường Khác

 

Cá thành viên của ban Lãnh đạo, Hội đồng Quản trị không được phép cộng tác với bất cứ trường Kinh thánh và Thần học nào khác trong lúc còn đang tại nhiệm. Các giáo sư trong lúc giảng dạy tại Viện có thể tham gia giảng dạy ở bất cứ trường Kinh Thánh nào trừ ra trường Người của Chúa. Lý do là trường Người của Chúa đã rời khỏi Viện, và đang theo đuổi những hành vi không xứng hiệp với tiêu chuẩn đạo đức của Viện. Quy định này sẽ duy trì cho đến khi Viện có một đánh giá khác về trường Người của Chúa.

L. Quy Định về Việc Lấy Lớp

Mỗi sinh viên có thể lấy tối đa hai (2) lớp cho mỗi khóa. Nêu sinh viên nào có thời gian và khả năng thì có thể liên lạc với phòng Sinh viên Vụ để ghi danh lớp thứ ba. Tuy nhiên, sinh viên nào đang lấy mỗi khóa hai lớp hoặc ba lớp mà có một lớp đạt điểm D thì khóa kế tiếp chỉ được lấy một lớp mà thôi.

M. Quy Định về Nội Dung của Lớp Học

 

Mỗi khóa học sẽ được chia làm bốn (4) học phần (I,II,III,và IV) thay vì là tám (8) tuần học như trước đây. Mỗi học phần gồm 2 tuần lễ. Sẽ có một tuần đọc sách sau học phần 2 và một tuần tổng kết sau học phần 4.

 

GIỚI THIỆU

THÔNG CÔNG & CẦU NGUYỆN

HỌC PHẦN I

HỌC PHẦN II

TUẦN ĐỌC SÁCH

HỌC PHẦN III

HỌC PHẦN IV

TUẦN TỔNG KẾT

 

NỘI DUNG (BẮT BUỘC) TRONG MỖI LỚP HỌC

 

Học Phần I:

Tuần 1: 

  1. Báo cáo đọc sách giáo khoa (số trang tùy giáo sư ấn định.)

  2. Câu hỏi thảo luận 1 (câu hỏi phải liên quan đến các khía cảnh trong nội dung sách giáo khoa đã đọc trong tuần 1.)

  3. Câu hỏi thảo luận 2 (câu hỏi phải liên hệ đến khía cạnh ‘thần học’ và áp dụng từ các vấn đề của sách giáo khoa đã đọc trong tuần 1.)

  4. Bài đúc kết của giáo sư (giáo sư liệt kê lại những vấn đề quan trọng trong sách giáo khoa của tuần đó bằng cách hiểu của mình và truyền đạt lại cho sinh viên. Phải đăng vào lớp trước 24:00 ngày Thứ bảy.)

 

Tuần 2:

  1. Bài trắc nghiệm (tối thiểu 30 câu hỏi, các câu hỏi phải liên quan đến nội dung của sách giáo khoa đã đọc trong tuần 1 và 2.)

  2. Câu hỏi thảo luận 1 (câu hỏi phải liên quan đến các khía cảnh trong nội dung sách giáo khoa đã đọc trong tuần 2.)

  3. Câu hỏi thảo luận 2 (câu hỏi phải liên hệ đến khía cạnh ‘thần học’ và áp dụng từ các vấn đề của sách giáo khoa đã đọc trong tuần 2.)

  4. Bài đúc kết của giáo sư (giáo sư liệt kê lại những vấn đề quan trọng trong sách giáo khoa của tuần đó bằng cách hiểu của mình và truyền đạt lại cho sinh viên. Phải đăng vào lớp trước 24:00 ngày Thứ bảy.)

 

Học Phần II:

Tuần 3: 

  1. Bài viết ngắn (giáo sư phải chọn ra một ‘chủ đề’ cho bài viết ngắn được rút ra từ trong phần giáo khoa của tuần 3, số trang tùy theo giáo sư ấn định.)

  2. Câu hỏi thảo luận 1 (câu hỏi phải liên quan đến các khía cảnh trong nội dung sách giáo khoa đã đọc trong tuần 3.)

  3. Câu hỏi thảo luận 2 (câu hỏi phải liên hệ đến khía cạnh ‘thần học’ và áp dụng từ các vấn đề của sách giáo khoa đã đọc trong tuần 3.)

  4. Bài đúc kết của giáo sư (giáo sư liệt kê lại những vấn đề quan trọng trong sách giáo khoa của tuần đó bằng cách hiểu của mình và truyền đạt lại cho sinh viên. Phải đăng vào lớp trước 24:00 ngày Thứ bảy.)

 

Tuần 4:

  1. Bài trắc nghiệm (tối thiểu 30 câu hỏi, các câu hỏi phải liên quan đến nội dung của sách giáo khoa đã đọc trong tuần 3 và 4.)

  2. Câu hỏi thảo luận 1 (câu hỏi phải liên quan đến các khía cảnh trong nội dung sách giáo khoa đã đọc trong tuần 4.)

  3. Câu hỏi thảo luận 2 (câu hỏi phải liên hệ đến khía cạnh ‘thần học’ và áp dụng từ các vấn đề của sách giáo khoa đã đọc trong tuần 4.)

  4. Bài đúc kết của giáo sư (giáo sư liệt kê lại những vấn đề quan trọng trong sách giáo khoa của tuần đó bằng cách hiểu của mình và truyền đạt lại cho sinh viên. Phải đăng vào lớp trước 24:00 ngày Thứ bảy.)

 

Tuần Đọc Sách:

  • Gặp sinh viên qua Zoom (thì giờ do giáo sư quyết định.)

 

Học Phần III:

Tuần 5:

  1. Báo cáo đọc sách giáo khoa (số trang tùy giáo sư ấn định.)

  2. Câu hỏi thảo luận 1 (câu hỏi phải liên quan đến các khía cảnh trong nội dung sách giáo khoa đã đọc trong tuần 5.)

  3. Câu hỏi thảo luận 2 (câu hỏi phải liên hệ đến khía cạnh ‘thần học’ và áp dụng từ các vấn đề của sách giáo khoa đã đọc trong tuần 5.)

  4. Bài đúc kết của giáo sư (giáo sư liệt kê lại những vấn đề quan trọng trong sách giáo khoa của tuần đó bằng cách hiểu của mình và truyền đạt lại cho sinh viên. Phải đăng vào lớp trước 24:00 ngày Thứ bảy.)

 

Tuần 6:

  1. Bài trắc nghiệm (tối thiểu 30 câu hỏi, các câu hỏi phải liên quan đến nội dung của sách giáo khoa đã đọc trong tuần 6.)

  2. Câu hỏi thảo luận 1 (câu hỏi phải liên quan đến các khía cảnh trong nội dung sách giáo khoa đã đọc trong tuần 4.)

  3. Giáo sư hướng dẫn sinh viên chuẩn bị cho bài viết cuối khóa (nộp đề tài và dàn bài vào tuần 7 trong học phần IV.)

  4. Bài đúc kết của giáo sư (giáo sư liệt kê lại những vấn đề quan trọng trong sách giáo khoa của tuần đó bằng cách hiểu của mình và truyền đạt lại cho sinh viên. Phải đăng vào lớp trước 24:00 ngày Thứ bảy.)

 

Học Phần IV:

Tuần 7:            

  1. Báo cáo đọc sách giáo khoa (số trang tùy giáo sư ấn định.)

  2. Giáo sư tiếp tục làm việc với sinh viên có và nộp đề tài và dàn bài của bài cuối khóa (giáo sư góp ý cho sinh viên.)

  3. Câu hỏi thảo luận (câu hỏi phải liên hệ đến khía cạnh ‘thần học’ và áp dụng từ các vấn đề của sách giáo khoa đã đọc trong tuần 7.)

  4. Bài đúc kết của giáo sư (giáo sư liệt kê lại những vấn đề quan trọng trong sách giáo khoa của tuần đó bằng cách hiểu của mình và truyền đạt lại cho sinh viên. Phải đăng vào lớp trước 24:00 ngày Thứ bảy.)

 

Tuần 8:

  1. Báo cáo đọc sách giáo khoa (số trang tùy giáo sư ấn định.)

  2. Bài trắc nghiệm (tối thiểu 40 câu hỏi, các câu hỏi phải liên quan đến nội dung của 7 bài đúc kết của giáo sư.)

  3. Nộp bài viết cuối khóa (hạn chót nộp bài do giáo sư ấn định.)

 

Tuần Tổng Kết:

  • Gặp sinh viên qua Zoom (thì giờ do giáo sư quyết định.)

 

​NHỮNG ĐIỀU GIÁO SƯ PHẢI THỰC HIỆN 

  1. Phải tương tác với sinh viên mỗi ngày (vắng lớp phải thông báo trước cho lớp học.)

  2. Phải kiểm tra và giải quyết vấn đề đạo văn và mâu thuẫn kịp lúc.

  3. Phải thông báo điểm mà sinh viên đạt được sau mỗi học phần (trước 24:00 ngày Thứ bảy.)

  4. Phải kết thúc mọi hoạt động của lớp học trước 24:00 ngày Thứ bảy mỗi tuần.

  5. Phải nắm rõ các sinh viên trong lớp đã ghi danh vào các lớp mới trước khi kết thúc tuần 8, và gửi thông tin đó về cho phòng Sinh viên vụ và phòng Giám học trước tuần tổng kết.

  6. Phải vô điểm cho sinh viên trong Kế Hoạch Học Tập của sinh viên và gửi bảng điểm của lớp cho phòng Giáo sư Vụ và phòng Giám học.

  7. Phải có hai (2) lần gặp mặt sinh viên qua Zoom trong tuần Đọc sách và tuần Tổng kết. (thời gian và nội dung do giáo sư quyết định như: Trả lời câu hỏi, thuyết trình những vấn đề nội dung sách giáo khoa, tư vấn việc chọn lớp…)

 

Ghi chú: Tất cả các giáo sư phải theo đúng hướng dẫn trên đây (không được thay đổi) trong mỗi lớp học.

bottom of page